Hệ sinh thái logistics Hải Phòng – những nhức nhối ở khâu vận hành

Nhận được vô vàn “đắc lợi” của vận tải biển từ cuộc chiến Mỹ – Trung lại đặt ra bài toán khó cho dịch vụ logistic trong nước. Đặc biệt là khu vực phía Bắc, mặc dù được đánh giá là đầu mối giao thông quan trọng nhưng hệ thống cảng biển lại thiếu sự đồng bộ và bất hợp lý.

Nếu như Hải Phòng, Quảng Ninh là 2 “cửa ngõ biển Đông” lớn nhất đại diện cho miền Bắc thì cũng mới chỉ duy nhất cảng Container quốc tế Hải Phòng đủ năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lớn có thể chạy thẳng tuyến Thái Bình Dương. Cảng nước sâu Cái Lân dường như đã “lui” về quá khứ khi hiện nay chỉ khai thác hàng rời. Hệ thống gần 100 cảng lớn nhỏ của 2 địa phương chỉ đáp ứng vận tải nội địa trong tỉnh là chính.
Hiện tại, để đáp ứng tiếp nhận hàng hóa quốc tế cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) mới chỉ có 2 bến đi vào hoạt động. Hai bến tiếp theo đã được Chính Phủ đồng ý chủ trương xây dựng, nhưng để đi vào hoạt động vẫn phải mất nhiều năm sau.

Tình trạng tắc nghẽn tàu lớn

Trước kia, dù chưa có ảnh hưởng trực tiếp từ thương chiến Mỹ – Trung, hằng năm thì lượng hàng thông tại Hải Phòng tăng kỉ lục, phát triển nóng thậm chí vượt xa dự báo. Hải Phòng thành phố cảng là một trong những địa phương đi đầu cả nước về cảng biển với 35 DN khai thác cảng với tổng chiều dài cầu cảng hơn 11 km, chiếm 25% chiều dài cầu cảng cả nước. Máy bốc xếp container cũng thuộc hàng tối tân của thế giới như: cẩu dàn QC tại Cảng Hải Phòng với sức nâng 50 tấn trở lên, hệ thống cần trục chân đế sức nâng 40 tấn tại cảng và các loại xe nâng hiện đại phục vụ xếp/dỡ 150 tấn/ngày.

Nhưng hiện nay cảng biển Hải Phòng lại gặp phải vấn đề do các tàu biển “siêu lớn” từ các thị trường như Châu Âu, Mỹ trực tiếp cập cảng còn rất hạn chế. Bởi vì luồng tàu hàng hải chưa đạt tiêu chuẩn cho tàu “vạn tấn” trở lên. Theo yêu cầu thiết kế cần phải nạo vét sâu luồng đi cho tàu biển ( tiêu chuẩn -7.2m) mới cho phép tàu lớn ra vào trực tiếp dễ dàng, giảm mật độ lưu thông, ùn ứ tại bến cảng.

Hiện tại, tình trạng bồi lắng bùn ngày càng tăng (luồng cảng hiện chỉ ở mức -6.5m) khiến công suất tàu lớn cập cảng làm hàng giảm đi (trước đây tàu 10 nghìn tấn bây giờ chỉ còn 8 nghìn tấn – giảm 20%).

Hiện trạng nạo vét luồng cảng Hải Phòng

Hạ tầng giao thông sau cảng thiếu đồng bộ và bất hợp lý

Với nhu cầu khối lượng hàng hóa vận tải biển ngày càng tăng nhưng thực tế phát triển hạ tầng giao thông hậu cảng lại là “thắt cổ chai” trong hệ thống vận hành logistics. Cơ cấu lượng hàng hóa lưu thông hậu cảng phân bổ: 80% đường bộ, 17% đường thủy nội địa và chỉ có 3% qua đường sắt! Điều này gây ra bức bối bởi sự “ngược đời” trong việc lưu thông hậu cảng ở Hải Phòng.

Thêm nữa, hạ tầng giao thông đường bộ ở Hải Phòng có rất yếu. Các tuyến giao thông cửa ngõ luôn trong tình trạng tắc nghẽn trong khi việc cải thiện, nâng cấp hạ tầng giao thông vẫn rất chậm chạp bởi vì tầm nhìn “theo sau” sự tăng trưởng.

Ngoài ra, chưa kể những gánh nặng về: phí đường bộ, phí container, thủ tục xuất nhập cảnh còn rườm rà chưa có nhiều cải tiến. Doanh nghiệp XNK đang phải gồng mình do “phí chồng phí” ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vốn của DN gây ra những bức xúc không hề nhỏ.

Cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giải pháp mang tính đồng bộ

Như vậy, dịch vụ logistics ở Hải Phòng đang vận hành rất yếu. Bởi vì logistics là chuỗi hoạt động “dây chuyền” hiệu quả của từng khâu đều góp phần ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại của Hải Phòng. Điều này đòi hỏi cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ và tổng hợp:

  1. Xây dựng khu bến thương mại cho tàu trọng tải lớn tại vùng cửa Lạch Huyện làm đầu mối chính XNK cho các tuyến tàu biển xuyên Thái Bình Dương (tàu container 4.000 – 6.000 TEU, tàu hàng 5-8 vạn tấn).
  2. Xây dựng và hiện đại hóa hạ tầng giao thông hậu cảng tập trung vào các dự án lớn như: cầu Đình Vũ – Cát Hải, đường cao tốc ven biển, thiết kế hệ thống đường sắt chở container, nâng cấp các bến cảng “vệ tinh” phục vụ đường thủy nội địa.
  3. Về lâu dài cần dành diện tích lớn để phục vụ khu công nghiệp dịch vụ hậu cảng, trong đó có trung tâm tiếp nhận phân phối container – đầu mối quan trong của hệ sinh thái logistics.

Hải Phòng có vị trí chiến lược chủ chốt trong hệ thống cảng biển của miền Bắc nói riêng của cả nước nói chung, phục vụ nhu cầu phát triển hàng hóa tại các tỉnh Miền Bắc và quá cảnh cho vùng Tây Nam Trung Quốc.

Do đó, Thủ tướng Chính Phủ vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển.

Cụ thể, chỉ định Bộ Giao Thông phối hợp bộ Công Thương và UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, liên doanh, liên kết các đối tác chiến lược có năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn để tăng hiệu quả đầu tư phát triển vận tải biển của Việt Nam.
Ngoài ra về mặt lâu dài, thủ tướng yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải hàng hải, báo cáo thủ tướng chính phủ trong quý I năm 2020.

Sản phẩm được chú ý nhất

×
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
facebook google twitter location2 compass2 time