‘Nhiều dự án 4 – 5 tỷ USD, nhà đầu tư nước ngoài không bán được lại trả về cho tỉnh’

Đó là thực tế được GS Nguyễn Mại chỉ ra khi bàn về câu chuyện phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Được biết, Thủ tướng đã phân cấp cho UBND các tỉnh/thành, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép, xúc tiến đầu tư, chọn dự án… Cơ chế phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương đã được bắt đầu từ năm 2006.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi, thì việc phân cấp cũng mang lại không ít hệ lụy. Ví dụ như năm 2008 vốn  đăng ký  FDI tăng lên 72 tỷ USD nhưng vẫn có 20 tỷ USD không thực hiện được – GS Mai đánh giá.

“Cái đó là do địa phương không thực hiện quyền lựa chọn, vì thế có nhiều dự án rởm. Nhiều dự án 4 – 5 tỷ USD mà nhà đầu tư không có tiềm lực, chỉ chực chờ bán dự án, bán không được thì trả lại cho tỉnh”, ông Mại nói.

Như trường hợp khu kinh tế Nhơn Hội tại Bình Định với diện tích rộng 12.000 ha. Gần 10 năm trông chờ, hi vọng vào dự án hóa chất, lọc dầu của Thái Lan, dự án trị giá 22 tỷ USD nhưng cuối cùng đành bỏ ngỏ.

“Giờ cả một khu rộng lớn như vậy, làm hạ tầng tốt như vậy nhưng không có bao nhiêu dự án. Tỉnh phải chuyển đổi thành khu đô thị du lịch. Đấy là hệ quả điển hình để thấy nếu ta không tăng cường quyền lựa chọn chủ đầu tư thì ta không thể thực hiện được mục tiêu thu hút FDI để thay đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới”, ông Mại nhận xét.

Khi được hỏi về việc giữ hay bỏ mô hình phân cấp, GS Mai cho biết vấn đề này đã được nhắc đến khi tổng kết 30 năm thu hút đầu tư vốn nước ngoài. Khi đó, có 2 luồng ý kiến được đưa ra, một là ý kiến của các chuyên gia và một số bộ, các ý kiến này cho rằng phải xem xét lại việc phân cấp, nên làm như thế nào để đảm bảo cho lợi ích quốc gia và địa phương.

Luồng ý kiến còn lại là của các địa phương, các ý kiến này cho rằng nên tiếp tục phân cấp. “Thậm chí có một vị đại biểu nữ là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư còn nói trước mặt Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tùy các anh, các anh cho thì cho, không cho thì rút – một cách nói theo kiểu phản ứng tiêu cực. Thế nên tôi cho rằng việc rút phân cấp là rất khó”, ông Mại cho hay.

Theo ông Mai, để việc phân cấp được hiệu quả thì phải theo 2 hướng. Thứ nhất là nâng cao tinh thần trách nhiệm của UBND các tỉnh, các Ban quản lý các khu công nghiệp.

“Phân cấp không chỉ có nghĩa là anh nhận được quyền mà còn là anh phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trước dân tộc này về việc thu hút FDI. Ta đều biết rõ, chừng nào kỉ cương được nâng cao, trách nhiệm người đứng dầu được nâng cao thì chừng đó bất cứ việc gì được phân cấp mới thực hiện hiệu quả được”.

Hướng thứ hai là khi phân cấp, cần thêm các điều kiện. Ông Mại cho rằng nước ta hiện đang thiếu hai điều kiện: một là các định mức kinh tế kĩ thuật, Việt Nam đang thiếu rất nhiều định mức quốc gia; hai là các hướng dẫn thanh tra giám sát.

Ông Mai nhấn mạnh, vấn đề quốc phòng an ninh trong thu hút FDI là điều vô cùng quan trọng, bởi FDI là một mảng lớn của kinh tế đối ngoại, liên quan đến mối quan hệ với các nước.

Thực tế, các dự án FDI của Việt Nam từng có thời kỳ xem nhẹ vấn đề an ninh quốc phòng, đặc biệt là các dự án khai thác khoảng sản ở khu vực chiến lược và các dự án trồng rừng. “Nhiều người cho rằng không có nước nào mà không gắn việc đầu tư với các hoạt động gián điệp.” – ông Mai lưu ý.

Để xử lý câu chuyện này, ông Mại cho rằng đơn giản là ta nên chọn bạn mà chơi. “Ở châu Á, ta có hai người bạn tin cậy là Nhật Bản và Hàn Quốc. Doanh nghiệp hai nước này vào đây, ta theo dõi 30 năm rồi không có chuyện gì về an ninh quốc phòng hết. Trái lại, những nước ở gần ta, có vấn đề biên giới hải đảo với tạ, rõ ràng ta không thể nào cho họ thực hiện các dự án có liên quan đến an ninh quốc phòng”, ông nói.

Thêm vào đó, ông Mại cũng nhắc lại dự luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. “Lúc bấy giờ, tôi có góp ý kiến, không chỉ về góc độ kinh tế mà còn về an ninh quốc phòng. Vân Đồn rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng, Bắc Vân Phong cũng thế, đặc biệt là Phú Quốc – bên kia là Campuchia và người ta đang đặt vấn đề chính quyền đó của ai. Ta không thể chọn 3 nơi đó làm đặc khu để ảnh hưởng an ninh quốc phòng.”

“Ta có thể phát triển kinh tế bởi 3 đặc khu đó. Nhờ ý kiến của nhiều chyên gia, nhiều người có vai trò trong bộ máy nhà nước nên dự luật đăc khu bị hoãn, đó chỉ là một ví dụ…”, ông Mại nói.

 

Leave the first comment

Tin tức liên quan

Sản phẩm nổi bật

Tại sao bạn nên đầu tư?
Tiềm năng sinh lời
Tính thanh khoản tốt
Sổ đỏ chính chủ
Kiểm tra quy hoạch
Đảm bảo pháp lý
Chân thành uy tín
Chi tiết xin liên hệ
0909.136.179 (Mr Quang)
0935.19.02.03 (Mr Minh)
0898.22.24.26 (Hotline)
2,6k người theo dõi
Truy cập fanpage
Điền đầy đủ thông tin dưới đây và nhấn "Tư vấn miễn phí" để nhận được tư vấn chi tiết!

Google reCaptcha: Invalid site key.

HOẶC GỌI TỚi HOTLINE:
Chi tiết xin liên hệ
2,6k người theo dõi
Truy cập fanpage