Ánh sáng rực rỡ của những công trình hầm đường bộ

Các công trình hầm đường bộ đang phát huy dấu ấn hết mình trong tầm nhìn và định hướng quy hoạch của các địa phương, vì mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng phương tiện, đảm bảo lưu thông trên tuyến huyết mạch quốc gia, rút ngắn thời gian di chuyện và đặc biệt là tạo liên kết các vùng kinh tế thuận lợi.

Tuyến đường dẫn vào hầm Đèo Cả tạo điểm nhấn kiến trúc hạ tầng giao thông.

Nối dài nét vẽ quy hoạch

Cách đây nhiều năm, người dân hai bên ngọn đèo Cả của Khánh Hòa và Phú Yên có lẽ không bao giờ hình dung ra được sẽ có ngày có thể chạy xe từ bên này qua bên kia đèo khi “nồi cơm nấu chưa kịp chín”. Vậy mà giờ đây, công trình hầm đường bộ đèo Cả xuyên núi đã sừng sững mọc lên, xóa nhòa ranh giới địa lý giữa hai địa phương, mở ra nhiều ý tưởng quy hoạch, những dự án, đô thị đắt giá tại Phú Yên – Khánh Hòa.

Khi hầm Đèo Cả khai thông là kết nối hạ tầng, ngay từ cửa hầm đèo Cả phía Bắc, Phú Yên đã sớm hình thành những ý tưởng quy hoạch khu du lịch sinh thái và là đây sẽ là điểm cuối quy hoạch của Khu đô thị Nam Tuy Hòa, kết nối chặt chẽ với quy hoạch khu phức hợp vịnh Vũng Rô đang được kêu gọi thu hút đầu tư. Trong khi đó, ở phía Khánh Hòa, Khu kinh tế Bắc Vân Phong đã được quy hoạch đầu tư.

Có thể hình dung, nếu như trước đây, nét vẽ quy hoạch khi đến chân đèo Cả bị chặn lại và quay ngược lại phía trong, thì nay, nét vẽ ấy sẽ phóng khoáng hơn, bao trùm cả ngọn đèo và tạo ra liên kết dễ dàng, chặt chẽ giữa các địa phương lân cận để cùng khai thác tiềm năng du lịch, vận tải, kiến trúc và xa hơn có thể là những đô thị vệ tinh của hai đô thị Nha Trang, Tuy Hòa.

Tương tự, Bình Định và Phú Yên đã nhanh chóng xác lập ý tưởng quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị hay làng nghề phía hai bên cửa hầm đèo Cù Mông để tương tác và cộng hưởng với nhau ngay khi công trình hầm đường bộ đèo Cù Mông được khai thông.

Ông Đào Mỹ, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hầm đường bộ đèo Cù Mông được thông tuyến là điều kiện thuận lợi để chính quyền Thị xã đưa ra ý tưởng và xin ý kiến tỉnh cho quy hoạch mặt bằng mới để dịch chuyển Khu công nghiệp Đông Bắc sông Cầu lên vị trí phía Tây cửa hầm phía Nam. Vị trí Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu hiện tại sẽ dành để tạo quỹ đất thu hút đầu tư.

Còn tại Bình Định, để tạo điều kiện cho Bình Định mở rộng không gian đô thị và xây dựng đô thị Quy Nhơn theo tiêu chí xanh. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại thị trấn Phú Tài cũng được tính toán mở rộng và đầu tư hạ tầng để dịch chuyển dần các nhà máy từ khu vực gần với Quy Nhơn về phía núi, để tránh ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.

Nói chung, đó là những tác động tích cực từ 2 dự án hầm đường bộ đèo Cả và Cù Mông, đặt trong bối cảnh liên kết giữa các địa phương. Còn riêng tại tỉnh Phú Yên, Sông Cầu – Tuy Hòa – Phú Hòa là 3 điểm quan trọng, nhận tác động tích cực của hai công trình hầm đường bộ này đến không gian đô thị, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, phân khu công nghiệp theo các trục xương sống và gắn kết với nhau bằng các đô thị khác như Tuy An, Phú Hòa…

Cũng từ hai công trình hầm đường bộ này, các ý tưởng quy hoạch về mở rộng sân bay, kết nối các tuyến giao thông đối nội và đối ngoại được định hình rõ nét hơn. Hàng hóa từ Lào, Campuchia, Thái Lan theo các tuyến quốc lộ 25, 27C (Nha Trang – Đà Lạt) và 19 từ Bình Định, Kon Tum, Gia Lai có thể lưu thông qua các đường hầm để dễ dàng tỏa đi các hướng Bắc – Nam, thậm chí qua cảng Quy Nhơn, Vũng Rô, Vân Phong để đến với thị trường thế giới. Có nghĩa là xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên, lưu thông qua Lào, Campuchia, khai thác tiềm năng liên kết 3 nước Đông Dương.

Tạo đột phá từ những ý tưởng khác biệt

Song song với 2 công trình hầm đường bộ đã tạo kết nối giữa Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa và lên Tây Nguyên, thì ngược ra phía Bắc, hầm Hải Vân nối Đà Nẵng và Huế cũng đang phát huy động lực để hai địa phương này quy hoạch đô thị phía Tây Bắc quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) và đô thị Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tầm cỡ đã được đầu tư xây dựng.

Được biết, ống hầm Hải Vân thứ nhất được khánh thành và đưa vào sử dụng cách đây hơn 15 năm, hiện nay ống hầm thứ 2 đang được Công ty CP Đầu tư Đèo Cả thi công và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Hai tuyến hầm sẽ chạy song song, mở ra nhiều cơ hội mới cho hai Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế. Thực tế chứng minh, gần đây, những quy hoạch và dự án đầu tư đều gắn kết với hầm Hải Vân như: cảng Liên Chiểu, dự án khu nghỉ dưỡng đẳng cấp của Vingroup dưới chân đèo Hải Vân phía Đà Nẵng…

Không khó để nhìn thấy những lợi ích được mang lại từ những công trình đường hầm trên tuyến huyết mạch quốc gia. Ngoài đóng góp xây dựng những ý tưởng quy hoạch cho địa phương về hai phía đường hầm, các công trình hầm đường bộ còn làm điểm nhấn để thu hút du khách và hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực như “đô thị hầm kết nối” nếu xét trên bình diện chung khu vực.

Từ những cơ hội có tiềm năng như vậy, các địa phương sẽ bắt tay, hợp lực làm quy hoạch, xây dựng và đầu tư các công trình, dự án. Để bên ngoài những công trình đường hầm, ánh sáng đô thị, ánh sáng của niềm tin sẽ ngày càng rực rỡ, như slogan của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – đơn vị đã làm nên những công trình hầm đường bộ như tạc vào thời gian, song hành cùng sự phát triển của đất nước, đó là: “Nghĩ khác biệt, tạo cách biệt”.

 

Leave the first comment

Tin tức liên quan

Sản phẩm nổi bật

Tại sao bạn nên đầu tư?
Tiềm năng sinh lời
Tính thanh khoản tốt
Sổ đỏ chính chủ
Kiểm tra quy hoạch
Đảm bảo pháp lý
Chân thành uy tín
Chi tiết xin liên hệ
0909.136.179 (Mr Quang)
0935.19.02.03 (Mr Minh)
0898.22.24.26 (Hotline)
2,6k người theo dõi
Truy cập fanpage
Điền đầy đủ thông tin dưới đây và nhấn "Tư vấn miễn phí" để nhận được tư vấn chi tiết!

Google reCaptcha: Invalid site key.

HOẶC GỌI TỚi HOTLINE:
Chi tiết xin liên hệ
2,6k người theo dõi
Truy cập fanpage