Phần I. Đặc Khu Kinh Tế là gì?
Trước hết, cần phải hiểu đặc khu kinh tế là gì? ĐẶC KHU hiểu đơn giản là một khu vực có chế độ đặc biệt, đặc thù riêng dành cho người sống tại nơi đó. Cụ thể, là có nhiều ưu đãi kinh tế dành riêng cho nơi mà các qui định, luật, thuế, chi phí … đều được giảm, ưu đãi và đơn giản hóa với mục đích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tùy vào điều kiện thực tế những chính sách, luật khi được ban hành … chỉ có hiệu lực tại đặc khu và được duyệt trực tiếp bởi trưởng đặc khu mà không cần xin ý kiến của cấp cao hơn.
Thậm chí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn đề xuất có thể sẽ cho phép thiết lập thể chế tiền tệ, ngân hàng riêng, được phép lưu thông ngoại tệ bên trong đặc khu.
Nói tóm lại, Đặc Khu Kinh Tế là nơi mà mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để đầu tư kinh doanh nhằm hướng đến đạt ba mục đích:
1. Tạo cơ chế thông thoáng và linh hoạt nhằm có những bước phát triển kinh tế đột phá.
2. Thử nghiệm, nhân rộng, tạo cơ chế chung cho nền kinh tế quốc gia.
3. Đẩy mạnh phát huy lợi thế đặc thù của từng vùng, khu vực tạo ra sự cạnh tranh trong bức tranh toàn cầu hóa.
Dĩ nhiên, đó tất nhiên vẫn là lãnh thổ của Việt Nam và phải đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ và quân đội. Nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và không được đi quá các điều luật trong hiến pháp cơ bản của Việt Nam.
Với ý tưởng xây đựng Đặc khu Kinh tế, bắt đầu là ba Đặc khu ở Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Việt Nam đang kỳ vọng sẽ tạo được bước ngoặt mới trong thu hút các nguồn lực đầu tư.
Vậy một câu hỏi cần được trả lời rõ là 3 đặc khu này mang lại lợi ích gì cho đất nước. Chúng ta phải bỏ ra cái gì để thu được cái gì? Có thể trong ngắn hạn phải bỏ tiền ra đầu tư, nhưng trong dài hạn phải mang lại lợi ích thiết thực”
Phần II. Lợi ích của việc hình thành Đặc Khu Kinh Tế:
Phần I đã giúp ta nắm được tổng thể về lý do vì sao hình thành Đặc Khu Kinh Tế. Bây giờ, ta sẽ đi sâu phân tích chi tiết từng mặt, khía cạnh về kinh tế – xã hội mà đặc khu có thể đem lại:
Đầu tiên khi nhắc tới một vùng kinh Tế ta không thể bỏ qua yếu tố hàng đầu đó là VỊ TRÍ.
2.1 Vị trí: 3 Đặc Khu Kinh Tế tương ứng nằm trên 3 miền của Tổ Quốc. Vân Đồn (miền Bắc), Bắc Vân Phong (miền Trung), Phú Quốc (miền Nam). Và cả 3 đều là nằm ở những vị trí chiến lược của đất nước. Mang tầm ý nghĩa quan trọng cả kinh tế lẫn chính trị, quân sự … Khi mà tình hình chiến sự trên Biển Đông cực kỳ nhạy cảm khi mà ta luôn phải đối đầu với “người hàng xóm” bẩn tính. Do đó, 3 Đặc Khu đại diện cho 3 chốt chặn quan trọng của ta nằm trong chiến lược tổng thể “Lưỡng Cực Quân Sự”. Nên việc cần thiết là phải tạo ra những vùng kinh tế mới nhằm thu hút đầu tư & con người về đây sinh sống bám theo biển. Vừa có lợi ích kinh tế vừa bảo toàn chủ quyền lãnh thổ và thềm lục địa trên Biển Đông.
2.2 Hạ tầng & tiện ích: Dễ dàng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và hiện đại tạo điều kiện cơ bản cho việc thu hút vốn đầu tư. Hầu như, vấn đề lớn của các đô thị lớn hiện nay của Việt Nam là “nát quy hoạch”. Do quy hoạch thiếu tầm nhìn và sai lầm chiến lược từ những người đi trước nên việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng ở những siêu đô thị mất nhiều thời gian cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng. 3 Đặc Khu Kinh Tế hiện nay đều là những vùng có quỹ đất trống rất nhiều, dân cư tập trung cơ bản tạo điều kiện nhanh chóng cho việc giải phóng mặt bằng. Các nhà đầu tư lớn sẽ có xu hướng bỏ nhiều vốn càng dài hạn khi chính quyền sở tại cung cấp cơ sở hạ tầng một cách bài bản.
2.3 Con người: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, linh hoạt về thuế phí, các quy chế kinh doanh tối giản tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển, chính sách về lao động linh hoạt giúp người lao động đặc biệt là lao động trình độ cao được tiếp cận môi trường làm việc hiện đại, thu nhập cao. Các vấn đề về ăn ở, đi lại … tất nhiên sẽ giải quyết ổn thỏa hơn nếu dân số có tăng cao lên như các siêu đô thị hiện nay.
2.4 Cơ chế chính sách: Cùng với sự phát triển các yếu tố vi mô thì trước hết phải có cơ chế chính sách vĩ mô từ chính quyền tạo điều kiện thông thoáng, linh hoạt, cởi mở cho doanh nghiệp, con người vào sinh sống làm việc. Và đây cũng là nơi thể hiện thử nghiệm những điều mới mẻ nhằm tạo ra những bước phát triển đột phá mà hiệu quả mà chính sách có thể mang lại.

Bất động sản tại các đặc khu cũng được hưởng nhiều lợi ích.
+ Nguồn thu dự kiến từ các đặc khu kinh tế đem lại:
- Vân đồn: 1,9 tỷ USD từ thuế và phí, 2,1 tỷ USD từ sử dụng đất, gần 10 tỷ USD do
- các doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng.
- Bắc Vân Phong: 1,2 tỷ USD từ thuế và phí, 1 tỷ USD từ sử dụng đất và 10 tỷ USD do các doanh nghiệp đầu tư khởi tạo.
- Phú Quốc: Thu từ các khoản thuế, phí và tiền sử dụng đất là hơn 3,3 tỷ USD, giá trị gia tăng do các doanh nghiệp khởi tạo là gần 20 tỷ USD.
- Tổng thu từ 3 đặc khu vào khoảng 50 tỷ USD.
- Tổng GDP Việt Nam năm 2017 là 220 tỷ USD

Lợi ích của đặc khu kinh tế
Phần III. Nếu không phải là đòn bẩy thương mại, “Đặc khu kinh tế” (SEZ) còn có tác dụng gì?
Ngoài mục đích kinh tế, SEZ sẽ là nơi vô cùng lý tưởng để thực hiện những thí điểm về cải cách thể chế và hành chính. Rõ ràng, việc có những phòng thí nghiệm chính sách “mở” như các SEZ sẽ là bàn đạp rất thuận lợi cho những đề xuất cải cách thể chế trên quy mô lớn hơn.
Phát triển đặc khu kinh tế là một thử nghiệm chính sách. Và như mọi thử nghiệm khác, nó có thể thành công hay thất bại. Điều quan trọng, là không nên đặt quá nhiều kì vọng vào giá trị kinh tế mang lại của các đặc khu, mà cần kiên nhẫn quan sát các chính sách áp dụng tại đây, lấy làm bài học cho quá trình phát triển chung của đất nước.
Khi không đặt nặng sức ép hiệu quả kinh tế, chúng ta sẽ không mời gọi đầu tư bằng mọi giá, bao gồm những ngành không ưu tiên hay gây tác động tiêu cực tới môi trường. SEZ phải là hình mẫu của phát triển bền vững, chứ không phải bằng con đường “ưu tiên kinh tế đánh đổi môi sinh” như đã thực hiện hàng chục năm qua. Chỉ khi làm được điều đó, SEZ mới phát huy được vai trò của mình.